Nano bạc thật và nano bạc giả phân biệt như thế nào?

Hiện tại, sản phẩm nano bạc (AgNPs) được biết đến rất nhiều nhờ hiệu quả diệt vi khuẩn, virus giúp phòng và trị bệnh thủy sản (Tôm, cá, ốc, ếch, lươn…). Ngoài ra nó cũng được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác như vải kháng khuẩn, sơn kháng khuẩn, như một loại thuốc để khử trùng chuồng trại, cho uống, trộn ăn để phòng trị bệnh do vi khuẩn, virus trong ngành chăn nuôi, xử lý nước cấp, nước thải, rác thải, cao su…

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đúng như tên gọi của nó. Những đơn vị kinh doanh bất chấp để thu về lợi nhuận đã làm ra các sản phẩm nano bạc giả kém chất lượng để đánh lừa người tiêu dùng chưa hiểu rõ về nano bạc. NanoCMM Technology xin chia sẻ một số thông tin để giúp các bạn nhận biết được đâu là sản phẩm AgNPs thật và đâu là sản phẩm giả AgNPs.

nano bạc 15000 ppm quy cách 25 kg

(Bản quyền thuộc về NanoCMM Technology)

NANO BẠC THẬT GIẢ PHÂN BIỆT NHƯ THẾ NÀO?

1. Nano bạc là gì?

–           Nano bạc ký hiệu là nano Ag chứ không phải nano Ag+ (Ag+ là muối bạc, không phải bạc).

–           Kích thước AgNPs: từ 10-100 nm (đọc là nano mét, 1nm = 1/tỷ của 1m)

2. Phương pháp đo kích thước hạt

Có 2 phương pháp đo kích thước hạt là Phương pháp DLS (Tán xạ ánh sáng động) và chụp TEM (Kính hiển vi điện tử truyền qua).

Trong đó:

+ Phương pháp DLS sẽ bắt tín hiệu các hạt lớn nhất và sử dụng công thức tính toán tương đối để cho ra một kết quả kích thước hạt tương đối.

+ TEM lựa chọn vùng chụp khác nhau sẽ ra kết quả khác nhau để có kết quả chính xác phải lấy tổ hợp rất nhiều vùng chụp (Cả tỉ ảnh để có 1 kết quả tương đối) nếu chỉ lấy 1 2 hình chuẩn làm kích thước của sản phẩm là không khách quan, không chính xác.

3. Màu sắc của nano bạc và muối bạc

AgNPs hấp thu quang ở bước sóng 400 – 450 nm, chính vì hấp thu quang ở bước sóng này nên khi pha loãng ra khoảng 10 ppm thì nó có màu vàng chanh (Hình 1). Ion bạc thì không có màu, trong suốt như nước lọc

nano bạc từ 10 -15000 ppm

 

Hình 1. Dung dịch nano bạc được pha loãng ở 10 ppm có màu vàng chanh (Ngoài cùng bên trái)

Ví dụ: Chai nano bạc thường thấy trên thị trường là 500 ppm (Hoặc 1000 ppm) thì pha loãng 50 (hoặc 100) lần với nước (1 lít pha loãng với 49 (hoặc 99) lít nước sẽ được dung dịch 10 ppm).

Vậy đặt câu hỏi, nếu ai đó cho phẩm màu làm cho màu của AgNPs giả và thật giống nhau thì nhận biết làm sao?

Để phân biệt được có thể dùng 2 cách dưới đây:

Cách 1:

Chiếu đèn laser qua, hạt AgNPs rắn sẽ tán xạ ánh sáng đến mắt người do đó mình sẽ thấy 1 đường tia sáng rõ rệt. (Hình 2)

Phân biệt nano bạc thật giả

Hình 2: Bên trái là dung dịch nano bạc thật nên có khả năng tán xạ ánh sáng (đường màu đỏ do sự tán xạ ánh sáng của các hạt AgNPs đến mắt ta), bên phải (không phải AgNPs) là dung dịch có màu vàng nhưng không có các hạt kim loại nên không tán xạ ánh sáng được.

Cách 2:

Cho acid HNO3 đậm đặc vào dung dịch nano bạc màu vàng (dung dịch AgNPs 10 ppm) thì dung dịch sẽ mất màu vàng. Nguyên nhân:

Ag + HNO3 –> AgNO3 + NO2 + H2O

Nếu màu vàng vẫn còn, thì màu vàng của dung dịch không phải là của AgNPs

Sản phẩm nano bạc, có bao nhiêu % là bạc, bao nhiêu % là Ag+ (Muối bạc)

Hiện tại, trên thị trường rao bán nano bạc rất nhiều, mỗi chỗ bán một hàm lượng và một giá khác nhau như 500 ppm, 1000 ppm… Tuy nhiên trong 500, 1000 ppm đó bao nhiêu % là AgNPs, bao nhiêu % là ion bạc Ag+ .

Hiện tại một số đơn vị kiểm tra như SGS, Bureau Veritas, Mekong Lab… chỉ phân tích được hàm lượng bạc tổng bao gồm cả hàm lương Ag và hàm lượng ion bạc Ag+.

Các đơn vị dược kiểm tra hàm lượng Ag và Ag+ bằng cách định tính với NaCl (muối ăn) hoặc acid HCl dựa trên cơ sở lý thuyết Ksp (Tích số tan của AgCl) để định tính tương đối hàm lượng Ag và Ag+.

Cách thử: Pha loãng một ít muối vào nước và cho vào dung dịch AgNps 500 ppm hoặc 1000 ppm… Nếu xuất hiện kết tủa trắng rất nhiều thì chứng tỏ là dung dịch có hàm lượng Ag+ lớn. Chất lượng sản phẩm kém. Nếu không xuất hiện kết tủa trắng nghĩa là hàm lượng Ag+ thấp không đáng kể.

Hướng dẫn cách kiểm tra: 100 ml nano bạc dùng 3,5 gam muối. Dùng tiết kiệm thì 10 ml AgNPs 0.35 g muối. Hoặc lấy 10 ml AgNPs pha với 10 ml nước biển (tương đối)

Trường hợp không thấy kết tủa trắng mà dung dịch AgNPs có màu chuyển sang màu xám (hoặc đen) để khoảng 10-12h dung dịch trong veo và có 1 lớp màu xám dưới đáy. Thì chứng tỏ sản phẩm này có độ bền kém trong nước biển, có thể bị mất tác dụng trước khi xử lý các vấn đề.

Khi sử dụng muối bạc Ag+ thì có ảnh hưởng gì không?

Dược Daphaco có một sản phẩm tên là Argyrol 1% ( 2000 ppm ion Ag+ để nhỏ vào mắt của trẻ sơ sinh)

Thuoc nho mat co thanh phan tu muoi bac

Vậy nên nếu các sản phẩm trên thị trường như 500 ppm, 1000 ppm Ag+ được sử dụng để tạt ao thì cũng gây ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên,  nó gây lãng phí như ném tiền qua cửa sổ vì Ag+  tạt vào nước sẽ bị kết tủa bởi các phản ứng sau:

Ion (Ag+) + ion (CO3)2- –> Ag2CO3 (chất kết tủa màu trắng hoặc vàng nhạt)

Ion (Ag+ )  +ion (Cl- ) –> AgCl ( chất kết tủa màu trắng) nếu môi trường là nước mặn phản ứng sẽ càng nhanh hơn. Kết quả là vừa mất tiền, vừa không mang lại hiệu quả.

Mua Nano bạc nguyên liệu tham khảo tại đây