Nano bạc được ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh nông nghiệp

nano bạc ứng dụng trong phòng trị bệnh nông nghiệp

Nano bạc có thể được sử dụng để phối trộn với một số phụ gia khác như nano đồng, đồng oxyclorua, chitosan để tạo ra các dòng thuốc phòng và điều trị bệnh cho nông nghiệp. Hoặc được trộn với phân bón lá để tăng khả năng hấp thu, trừ nấm khuẩn nhằm nâng cao hiêu quả sản phẩm. NanoCMM xin chia sẻ một số thông tin về nano bạc dùng cho phòng trị bệnh trên cây ăn trái, lúa, rau màu, cao su…

(Bản quyền NanoCMM)

Quý khách hàng có nhu cầu nano bạc nguyên liệu 15000 ppm dùng trong nông nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0378.622.740 – 098.435.9664

CÂY TRỒNGBỆNHCÁCH DÙNG
Lúa+ Đạo ôn

+ Lem lép hạt do vi khuẩn

  • Pha 1000 ml/200 lít, phun ướt đều thân lá khi xuất hiện bệnh
  • Định kỳ xử lý 10-15 ngày
  • Lượng nước phun 400 lít/ha
Xoài+ Bệnh nấm hồng.

+ Bệnh xì mủ trái.

  • Pha 1000ml/ phuy 200 lít, phun ướt đều thân, lá, cành khi bệnh mới xuất hiện.
  • Phun ngừa bệnh định kỳ 10-15 ngày 1 lần vào giai đoạn mang trái.
Cao su+ Nấm hồng
  • Pha 80 ml/bình 16 lít nước (1000ml/ phuy 200 lít), phun ướt đều thân, lá, cành khi bệnh mới xuất hiện.
  • Lượng nước phun 400-600 lít/ha.
Cam, quýt bưởi và họ có múi+ Vi khuẩn đốm lá

+ Bệnh nấm hồng

  • Pha 1000ml/ phuy 200 lít, phun ướt đều thân, lá, cành khi bệnh mới xuất hiện.
  • Phun ngừa bệnh định kỳ 10-15 ngày lần vào mùa mưa bão.
Cây tiêu+ Rửa vườn – Quét gốc
  • Phun rửa vườn: sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, phun 150ml Dung dịch Nano Bạc 1000ppm với 16 lít nước.
  • Quét gốc: cắt bỏ cành sát mặt đất, pha Dung dịch Nano Bạc 1000ppm (150 ml/16 lít nước) quét gốc.
+ Thối gốc – chết nhanh
  • Bệnh làm tiêu chết hàng loạt khi bệnh xâm nhiễm vào phần cổ rễ và phần rễ bên dưới, nọc tiêu có thể chết trong vòng 1 – 2 tuần.
  • Khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên thì dây tiêu đã bị nấm bệnh xâm nhập vào bên trong từ 2 – 3 tháng trước đó, do vậy cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
  • Đầu và giữa mùa mưa: phòng trị bệnh bằng Dung dịch Nano Bạc 1000ppm bằng cách tưới gốc với liều lượng 200 ml/20 lít, tưới 3 – 4 lít/gốc tuỳ tuổi cây. Khi bệnh gây hại nặng, tưới lại lần 2 sau 7 – 10 ngày.
+ Vàng lá
  • Do tuyến trùng hại rễ gây ra vết thương tạo điều kiện cho các nhóm nấm Fusarium, Pythium tấn công và gây thối rễ.
  • Kiểm tra rễ, nếu phát hiện có u rễ do tuyến trùng nên xử lý bằng các thuốc trị tuyến trùng
  • Sau đó xử lý bằng Dung dịch Nano Bạc 1000ppm theo hướng dẫn như trên.
+ Bệnh thán thư
  • Trên lá có những đốm màu vàng sau đó chuyển thành mâu nâu và đen dần. Vết bệnh không có hình dạng nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe. Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá.
  • Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.
  • Phòng và trị bệnh: Pha 1 lít Nano Bạc  với 200 lít nước rồi phun ướt đẫm lên cây.
+ Bệnh đốm lá
  • Các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá, tập trung ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng.
  • Phòng và trị bệnh: Pha 1 lít Nano Bạc với 200 lít nước rồi phun ướt đẫm lên cây.
Cây Sầu riêng+ Thối cuống – thối trái
  • Do nấm gây nên. Bệnh phát triển lây lan mạnh qua lá, cuống trái và trái trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra những đốm thối nhũn màu nâu. Vết thối trên trái mở đường cho một số nấm gây hại làm thối nâu phần thịt trái và rụng trái.
+ Thán thư
  • Do nấm. Bệnh thường xuất hiện ở khoảng giữa tán lá trở xuống. Trên lá vết bệnh có màu nâu đỏ, bao quanh bỡi những vòng đồng tâm màu nâu sậm, thường bắt đầu từ chóp hay mép lá lan dần vào trong. Bệnh nặng làm lá khô cháy và rụng, cành trơ trụi.
+ Thối gốc chảy nhựa
  • Do nấm. Bệnh xuất hiện ở phần thân gần mặt đất, làm chảy nhựa màu nâu đỏ, lớp gỗ bên trong cũng bị hóa nâu. Bệnh nặng làm nhánh bị rụng lá, cây chết khô.
+ Thối hoa
  • Do nấm. Vết bệnh có màu nâu sáng, hơi lõm xuống. Lúc đầu bệnh tấn công hai mảnh vỏ bao quanh hoa sầu riêng, rồi sau lan dần vào cánh hoa làm hoa bị thối và rụng.
Phòng và trị bệnh: Pha 1 lít nano bạc 1000 ppm với 200 lít nước rồi phun ướt đẫm lên thân, cây, lá
Thanh long

 

+ Phòng và trị bệnh đốm trắng, đốm nâu, thán thư
  • Pha Dung dịch Nano Bạc 1000ppm liều lượng 80 ml/bình 16 lít, phun đều trên cây, 3 lần lặp lại liên tiếp cách nhau 2-3 ngày/lần cho đến khi nấm bệnh bị khô và chuyển sang màu nâu. Khi bệnh giảm hẳn, tiến hành giảm số lần phun: 7-10 ngày/lần để ngăn ngừa bệnh tái nhiễm.
+ Bệnh vàng lá thối rễ
  • Tác nhân gây bệnh: là do nhiều tác nhân gây gồm Fusarium, Pythium, Phytopthora và tuyến trùng gây ra, trong đó có sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất.
  • Biện pháp phòng và trị bệnh: Sử dụng cây giống sạch bênh Sử dụng Nano Bạc  để phun và tưới gốc để loại trừ nấm bệnh
+ Bệnh nấm hồng
  • Do nấm Corticium salmonicolor gây nên.Tơ nấm phát triển dầy hơn và có các mụn ở đầu tơ nấm màu hồng đây là điểm đặc trưng của bệnh. Nếu bệnh nặng thì vết bệnh có thể ăn lan quanh cành làm cho cả cành lộ triệu chứng khô cành.
  • Biện pháp phòng và trị bệnh. Vì mầm bệnh hiện diện trên cành và lây lan nhanh nên tiến hành cắt tỉa những cành bệnh trong mùa nắng và phun Nano Bạc  để trị bệnh.
+ Bệnh thán thư
  • Tạo thành các đốm bệnh có màu nâu cam trên cánh hoa, làm rụng hoa để lại cuống, đài hoa. Trên trái bưởi vết bệnh là những đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu đậm, vết bệnh hơi lõm vào, vết bệnh có thể bị nứt ra, trên vết bệnh có những vòng đồng tâm là những bào tử nấm màu đen.
  • Bệnh thán thư trên chanh làm ảnh hưởng đến hoa, lá non và trái, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng nâu, sau lớn dần, xung quanh viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu nâu đậm vết bệnh biến động từ nhỏ đến lớn, trên vết bệnh có nhiều bào tử nâu đen tạo thành những vòng đồng tâm, lá và trái thường bị rụng, cành bị trơ làm khô đầu cành.
  • Biện pháp phòng và trị bệnh:
    Cắt tỉa, loại bỏ cành nhiễm bệnh, giúp vườn cây thông thoáng.
    Pha 1 lít Nano Bạc với 200 lít nước rồi phun ướt
+ Bệnh thối mốc xanh
  • Triệu chứng ban đầu là những vết mềm, dạng vết nước loang trên bề mặt trái, vết bệnh phát triển nhanh và được bao phủ bởi lớp nấm trắng. Nếu trái thối thì vết bệnh được phủ bởi lớp bào tử xanh, tơ nấm trắng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao
  • Tác nhân gây bệnh: Penicilium digitatum, P. italicum, P. ulaiense (Holmes và ctv., 1994)
  • Biện pháp phòng và trị bệnh: Pha 1 lít Nano Bạc  với 200 lít nước rồi phun ướt.
+ Bệnh thối đầu trái
  • Thối đầu trái do Diplodia phát triển nhanh từ múi này sang múi khác, trong khi thối đầu trái do Phomopsis phát triển đều xung quanh đầu trái. Vết thối do nấm Phomopsis làm vỏ trái hơi lõm xuống, hiện tượng này không xảy ra với nấm Diplodia. Thối đen do Alternaria lan dần từ cuống trái xuống lõi trái và thường không lộ triệu chứng ra bên ngoài, làm thay đổi màu trái khi cắt ngang thấy vết đen tối và thối lõi trái.
  • Tác nhân gây bệnh
    Botrysphaeria rhodina (Diplodia theobromae)
    Diaporthe citri.
    Alternaria citri.
  • Biện pháp phòng và trị bệnh: Pha 1 lít Nano Bạc với 200 lít nước rồi phun ướt đều

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button